Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Các Loại Sợi Dệt Phổ Biến Trong Ngành May Mặc

Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại sợi dệt với đa dạng tính chất và giá thành. Để giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất khi mua vải hoặc đặt may quần áo thời trang, chúng tôi xin gửi đến bạn cách phân biệt các loại sợi dệt phổ biến tại Việt Nam.

Sợi dệt là gì?

Sợi dệt được tạo ra từ các loại xơ dệt bằng phương pháp se, xoắn và dính kết các xơ với nhau. Xơ có dạng mảnh, mềm, dễ uốn, kích thước chiều ngang nhỏ và kích thước chiều dài thì do quá trình gia công quyết định.

Phân loại các loại sợi dệt

Vải cotton

Vải cotton được dệt từ sợi bông của cây bông vải, có khả năng hút ẩm cao, thấm hút mồ hôi tốt, thân thiện với da người, không gây dị ứng, mặc thấy thoáng mát trong khí hậu oi bức nhiệt đới. Vải cotton 2 Vải cotton được ứng dụng trong trang phục mùa hè, áo thun công sở, trang phục bảo hộ lao động, trang phục quân đội, quần áo trẻ em, người già, người bệnh. Bên cạnh đó còn thích hợp để may chăn mền, áo gối, khăn tay, khăn tắm, khăn bàn, giày vải… Nhiệt độ thích hợp để ủi vải cotton là 180 - 200 độ C. Nên giặt bằng xà phòng kiềm và cất giữ ở nơi khô ráo.

Vải lụa

Vải lụa là cái tên không thể thiếu trong danh sách các loại sợi dệt, được dệt từ tơ của kén tằm và được tôn vinh là “nữ hoàng của ngành dệt” với đặc tính mịn, mỏng, nhẹ, chất vải sáng, hút ẩm tốt, cách nhiệt tốt nên mặc mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.

Các loại sợi dệt vải lụa

Tuy nhiên, vải lụa chịu nhiệt kém, ánh nắng và mồ hôi sẽ làm tơ mục, dễ co rút, kém bền với chất kiềm như bột giặt. Lụa đem đốt có mùi khét như tóc cháy.

Lụa tơ tằm dùng để may áo dài, váy dạ hội, lễ phục, áo quần cao cấp. Nhiệt độ ủi vải lụa thích hợp là 140 - 150 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao thì tơ mất độ bóng. Khi phơi, không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào vải.

Len

Các loại sợi dệt ở Việt Nam không thể thiếu len. Len được dệt từ sợi thu từ lông cừu, dê, lạc đà… Cách sản xuất len là dùng dụng cụ quay các sợi lông lại với nhau hoặc bện lại. Chất lượng len được quyết định bởi đường kính sợi, quá trình uốn, màu sắc… Các loại sợi dệt len Len giữ nhiệt tốt, nhẹ, ít nhăn, ít co giãn nhưng lại dễ bị vi khuẩn, nấm mốc phá hủy và kém bền với kiềm. Len bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và các loại sợi tổng hợp khác. Vải len dùng để may trang phục mặc ấm như áo khoác, áo măng tô, chăn, mũ len, khăn choàng cổ, vớ, găng tay… Khi giặt len, tránh dùng nước nóng và nên dùng xà phòng trung tính. Phơi ở nơi râm mát, thoáng gió.

Vải dệt từ sợi nhân tạo viscose

Sợi viscose làm từ nguyên liệu có hàm lượng cellulose cao như tre, gỗ nứa với đặc tính yếu hơn, bóng hơn và thân có hình trụ tròn hơn vải cotton. Đặc điểm loại vải này là bề mặt mềm mại, bóng, hút ẩm tốt, dễ nhàu, hay bị co rút, phản ứng nhanh với dung dịch kiềm đặc lạnh hay loãng nóng.

Các loại sợi Viscosate

Vải dệt từ sợi nhân tạo viscose được dùng làm vải lót cho quần áo cao cấp như veston. Nhiệt độ ủi thích hợp là 130 - 140 độ C. Nên giặt với xà phòng thường, không ngâm lâu, không vắt mạnh tay, nên phơi ở bóng râm.

Vải polyamide

Vải dệt từ sợi tổng hợp polyamide (PA) có nguyên liệu ban đầu là than đá, dầu mỏ, khí đốt. Ưu điểm là nhẹ, khó bắt bụi, bền ma sát, bền vi khuẩn, đàn hồi tốt, phơi mau khô. Nhược điểm là hút ẩm kém, khó thoát khí, dễ bị giòn nếu phơi nắng quá lâu, chịu nhiệt kém. Các loại sợi dệt Polyamide Chất liệu này dùng để lót áo jacket. Nên ủi ở nhiệt độ từ 120 - 150 độ C. Không giặt bằng nước nóng quá 40 độ C.

Vải sợi acetate

Vải sợi acetate là lụa nhân tạo, sản xuất từ tre, gỗ, nứa… với mặt vải mịn màng giống lụa thiên nhiên. Chất vải ít nhăn, ít thấm nước nhưng có độ bền kém, dễ bị phá hủy bởi axit. Các loại sợi dệt Acetate Vải sợi acetate thường được dùng may áo sơ mi, váy đầm, vải may cà vạt, đồ lót phụ nữ… Nên tránh dùng bột giặt có độ kiềm cao với loại vải này. Chỉ nên giặt bằng nước ấm và ủi mặt trong của quần áo khi còn ẩm.

Vải dệt từ sợi tổng hợp polyester

Vải PE có nguyên liệu ban đầu là khí đốt, than đá, dầu mỏ. Ưu điểm chất liệu này là độ bền cao, bền ánh sáng và nhiệt độ, giữ form quần áo tốt, giữ nếp lâu, chống vết bẩn tốt, dễ nhuộm màu. Vải polyester 1 Nhược điểm lớn nhất của vải PE là mặc nóng. Ứng dụng thường thấy của vải PE là sản xuất gối, chăn, áo khoác, túi ngủ, áo thun… khi có pha thêm cotton, tạo cảm giác mát mẻ hơn. Nên ủi vải PE ở nhiệt độ từ 150 - 170 độ C và giặt ở nước thấp hơn 40 độ C. Nhìn chung, các loại sợi dệt hiện có trên thị trường rất đa dạng với nhiều chức năng khác nhau. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích khi chọn mua vải may mặc.  

Nguồn bài viết: Các Loại Sợi Dệt Phổ Biến Trong Ngành May Mặc from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét