Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Cách Giặt Áo Lông Vũ Tại Nhà Đảm Bảo Không Bị Hỏng

Áo phao lông vũ Uniqlo, áo phao lông vũ Canifa là những mặt hàng thời trang rất được giới trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, đây lại là chất liệu khó bảo quản. Bài viết sau cơ sở may áo gió Khang Thịnh sẽ hướng dẫn bạn cách giặt áo lông vũ tại nhà đơn giản và tiết kiệm thời gian. 

Hướng dẫn giặt áo lông vũ đúng cách 

Cách giặt áo lông vũ tại nhà bằng tay

Bước 1: Kéo khóa và đóng cúc bấm trên áo

Ở bước đầu tiên, bạn cần kiểm tra xem trong áo còn sót vật gì chưa lấy ra hay không, ví dụ tiền, ví, chìa khóa, tai nghe... Đặc biệt là khăn giấy, bởi giặt xong chúng bị nát ra, bám vào áo rất khó chịu. Trước khi giặt áo, bạn kéo hết khóa, đóng cúc bấm ở các túi. Mục đích là để tránh áo bị mắc vào quần áo khác hoặc chất bẩn khác chui vào bên trong túi áo khi giặt.

Cách giặt áo lông vũ tại nhà 1

Bước 2: Dùng khăn ẩm lau sơ vết bẩn 

Dùng khăn ẩm lau nhẹ vết bẩn bám bên ngoài áo, giúp quá trình giặt sẽ thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Bước 3: Ngâm với xà phòng

Đối với vết bẩn cứng đầu, bạn nên dùng thêm chút xà phòng pha với nước rồi ngâm áo trong khoảng 15 phút.

Bước 4: Ngâm trong nước ấm 

Ngâm tiếp áo lông vũ trong nước ấm, khuấy nhẹ nhàng bằng tay. Sau đó để yên trong khoảng 15 phút nữa. Ngâm xong thì vắt nhẹ nhàng nước thừa rồi phơi áo.

Cách giặt áo lông vũ tại nhà bằng máy giặt

Bước 1: Chuẩn bị bột giặt

Đổ lượng bột giặt theo hướng dẫn từ nhà sản xuất/hướng dẫn sử dụng máy giặt vào ngăn đựng bột giặt sạch.

Bước 2: Chọn chế độ giặt 

Nên giặt áo lông vũ riêng, không nên giặt chung thêm quần áo khác. Cho áo khoác vào máy giặt, chọn đúng chế độ giặt. Trước khi nhấn bắt đầu, hãy chọn chế độ giặt nhẹ, nước lạnh và tốc độ vắt nhỏ. Cách giặt áo lông vũ này chỉ nên áp dụng với máy giặt cửa trước hoặc máy cửa ngang không có máy khuấy trung tâm bởi có thể phá hủy áo khoác.

Cách giặt áo lông vũ tại nhà 2

Bước 3: Chạy chu trình giũ vắt lần 2

Khi máy giặt hoàn tất chu trình giặt, hãy chạy thêm chu trình giũ lần 2 để loại bỏ mọi chất tẩy rửa còn sót lại.

Bước 4: Phơi áo ở nơi thoáng mát

Lưu ý khi giặt áo lông vũ 

- Không giặt khô áo lông vũ vì hóa chất giặt khô làm mất lớp phủ bề mặt, làm lông vũ bên trong khô cứng, dễ gãy vụn, lọt ra ngoài và khiến độ ẩm xâm nhập gây ẩm mốc. - Tuyệt đối không giặt áo lông vũ bằng máy giặt cửa trên. - Nếu áo quá cũ, bạn nên mang ra tiệm giặt ủi nhờ họ giặt giúp sẽ hiệu quả hơn. - Nếu áo lông vũ bị dính dầu mỡ, hãy làm sạch trước khi giặt. Cách làm là giũ áo và trải lên bề mặt đủ rộng, phẳng. Tiếp đó, bạn nhỏ vài giọt nước rửa chén lên đó. Dùng ngón tay chà nhẹ lên bề mặt vết bẩn. Sau đó, bạn để áo như thế trong khoảng 1 - 2 tiếng. - Sau khi giặt và sấy khô nếu ngửi áo có mùi nấm mốc thì đừng lo, bởi điều đó hoàn toàn bình thường. Đó là mùi lông vũ khi khô. Để một lúc lâu bạn sẽ thấy bay mùi, áo lại thơm tho như cũ.

Cách giặt áo lông vũ tại nhà 3

Cách bảo quản áo lông vũ bền đẹp 

Những mặt hàng áo lông vũ cao cấp, chất lượng như áo phao lông vũ Uniqlo hay áo phao lông vũ Canifa vẫn phải biết bảo quản đúng cách thì mới duy trì được độ bền đẹp vốn có. Sau đây là vài tip bảo quản áo phao lông vũ: - Giữ áo ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh bụi bẩn. - Nhiệt độ lý tưởng nhất để bảo quản áo lông vũ là 21 độ C, độ ẩm 45 - 55%. - Gấp áo khoác trong bọc vải để áo luôn được giữ thoáng mát.

Cách tẩy vết mốc trên áo phao lông vũ 

Gừng tươi 

Gừng tươi là nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp và có ích trong việc tẩy vết mốc trên áo. Giã nhuyễn một củ gừng tươi, rắc lên vết mốc của áo, vò sơ qua với nước rồi giặt nhẹ nhàng lại bằng xà phòng.

Kem đánh răng

Thoa một lớp kem đánh răng mỏng lên phần bị mốc, sau đó dùng bàn chải mềm chà nhẹ nhàng trong vài phút rồi giặt lại với xà phòng, xả nước như bình thường. Chúng ta vừa kết thúc bài viết về cách giặt áo khoác lông vũ tại nhà đơn giản, nhanh chóng, đặc biệt dành cho áo phao lông vũ Canifa và áo phao lông vũ Uniqlo. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Cùng đón xem những bài viết sau để biết cách giặt các loại trang phục khác nhé.

Nguồn bài viết: Cách Giặt Áo Lông Vũ Tại Nhà Đảm Bảo Không Bị Hỏng from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Hàng replica là hàng gì? Phân biệt hàng auth và hàng fake

Bạn trẻ hiện nay khi muốn sở hữu sản phẩm thời trang cao cấp sẽ thường nghe nhắc đến hàng auth, hàng fake và hàng replica nhưng vẫn chưa biết chính xác các mặt hàng này là gì. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng công ty may áo gió Khang Thịnh tìm hiểu hàng replica là hàng gì, bên cạnh hàng fake và auth

Hàng auth, hàng fake, hàng replica là gì?

Ở phần đầu, chúng ta sẽ cùng định nghĩa về hàng auth, hàng fake và hàng replica.

Hàng auth là hàng gì?

Auth là viết tắt của authentic, chỉ những sản phẩm có nguồn gốc chính hãng, được chính công ty đó sản xuất và phát hành theo đúng tiêu chuẩn họ đặt ra. Có thể dùng cách gọi khác là hàng real, hàng legit, hàng original, hàng genuine… Nhìn chung đó là cách gọi chỉ hàng xịn chính hãng.

Hàng replica là hàng gì?

Hàng replica được viết tắt là hàng rep, là từ mô tả sản phẩm sao chép từ hàng auth một cách tỉ mỉ, khiến người dùng khó phân biệt. Hàng rep được sản xuất lại dựa trên mẫu mã hàng auth có sẵn và dùng chất liệu gần giống hoặc y hệt sản phẩm chính hãng. Về bản chất, hàng replica là hàng bản sao, được sản xuất với mục đích quảng bá thương hiệu cho hãng đó. Hàng replica là hàng gì 1 Chẳng hạn đồng phục đội bóng MU được Adidas sản xuất riêng cho cầu thủ trong đội bóng. Ngoài ra, hãng Adidas cũng sản xuất thêm mẫu áo y hệt như vậy (không có tên cầu thủ) và họ mang bán cho khách hàng bên ngoài, được gọi là hàng replica. Thông thường chỉ có các mẫu trang phục của đội bóng mới có hàng replica, còn trang phục phụ kiện giày dép thường ngày sẽ không có.

Hàng fake là hàng gì?

Đây là thuật ngữ chỉ hàng được làm nhái từ thương hiệu chính hãng. Chúng có thiết kế y hệt hoặc gần giống hàng real, tuy nhiên chất liệu và chất lượng tệ hơn rất nhiều. Hàng fake còn được phân thành fake 1, fake 2… với mức giá khác nhau.

Hàng replica là hàng gì 2

Cách nhận biết hàng authentic, hàng fake và hàng replica

Hàng authentic có chất lượng tốt nhất, được thiết kế tinh xảo, đúng theo quy chuẩn của hãng. Hàng chính hãng có giấy bản quyền sáng chế, có giấy bảo hành, có giá trị cao về mẫu mã, giá thành cũng cao nhất trong ba loại hàng còn lại. Hàng replica còn gọi là hàng sao chép vì có thiết kế y hệt. Rất khó phân biệt bằng mắt thường, nhưng nếu nhìn kỹ chất liệu và xét về độ bền thì không thể bằng hàng real. Hàng rep được sản xuất đại trà với chất liệu rẻ hơn nên giá thành rẻ hơn. Hàng fake là hàng giả, không có thiết kế chuẩn như hàng auth, chất lượng vô cùng kém, kiểu dáng thiếu tinh xảo, độ bền thấp…

Tại sao nên sử dụng hàng auth thay vì hàng fake?

Tôn trọng nhà sản xuất

Khi nhà sản xuất muốn tung ra thị trường một dòng sản phẩm cao cấp, họ sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ nghiên cứu xu hướng thời trang, chọn chất liệu cho tới thiết kế sản phẩm, quảng bá đến người dùng tiềm năng. Một sản phẩm hàng real là công sức của cả đội ngũ chuyên nghiệp, đòi hỏi quá trình nỗ lực và ngân sách đầu tư, do đó khi sử dụng hàng real là bạn đang tôn trọng và ủng hộ thành quả của những người đang làm việc cho thương hiệu này. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Burberry - thương hiệu thời trang cao cấp Anh quốc lại chi đến hơn 32,6 triệu đô la Mỹ để bảo vệ thương hiệu của mình đâu.

Hàng replica là hàng gì 3

Tuân thủ luật pháp

Dùng hàng fake đồng nghĩa bạn đang tiếp tay cho những kẻ ăn cắp chất xám. Người tiêu dùng không ai lại muốn dùng hàng giả. Việc bạn chấp nhận mua hàng rẻ tiền tức là đang “kích thích” bọn buôn hàng giả. Nếu bạn nói không với hàng đạo nhái thì mặt hàng này cũng dần ít xuất hiện trên thị trường.

Có nên mua hàng replica 1:1 không?

Bạn yêu thời trang cao cấp, muốn sở hữu mặt hàng chất lượng cao với giá thành vừa túi tiền? Khi đó, nếu không có tiền mua hàng chính hãng, bạn có thể mua hàng rep với kiểu dáng giống với hàng real, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Thay vì bỏ tiền mua sản phẩm hàng hiệu, mất gần một tháng chờ đợi hàng từ nước ngoài về, bạn có thể đặt hàng replica. Chỉ cần 3 - 5 ngày là bạn có thể sở hữu và tiết kiệm được số tiền lớn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích bạn dùng hàng auth bởi những lý do ở phần trên. Là người đam mê thời trang, thích xài hàng hiệu, chắc chắn phải bạn thật sự cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm áo gió đồng phục công ty, tránh mua trúng mặt hàng đạo nhái không mong muốn. Thông qua bài viết hàng replica là hàng gì, chúng tôi mong rằng bạn có cái nhìn cặn kẽ hơn khi mua hàng thời trang cao cấp. Hãy nhớ rằng, trang phục sẽ thật sự tỏa sáng nếu bạn biết cách phối hợp chúng, chứ không phải lúc nào diện trên người hàng hiệu thì bạn sẽ trở thành một fashionista đích thực đâu.

Nguồn bài viết: Hàng replica là hàng gì? Phân biệt hàng auth và hàng fake from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Cách Phối Màu Quần Áo Hợp Thời Trang Cho Nam Và Nữ

Cách phối màu quần áo được xem là “kỹ năng mềm” của cả nam giới và nữ giới, giúp bạn trở nên hợp thời trang, tạo sức thu hút và thiện cảm trong mắt người đối diện. Hãy cùng cơ sở may áo gió Khang Thịnh ghi chép lại những mẹo phối màu quần áo đẹp cho nam, nữ sau đây nhé.  

Cách phối màu quần áo nam đẹp

Cách phối màu quần áo nam đẹp có khá nhiều nguyên tắc cần nhớ, trong đó không thể bỏ qua cách phối màu quần áo theo bảng màu và chất liệu.

Cách phối màu quần áo 1

Cách phối màu quần áo theo bảng màu

Kết hợp màu sắc cạnh nhau

Đây là những màu tiếp giáp với nhau trên bánh xe màu sắc, tạo cảm giác hài hòa và không quá đối chọi. Theo ý kiến từ các chuyên gia thời trang, bạn nên kết hợp màu sắc có sự phù hợp về độ sáng tối, ví dụ màu nhạt kết hợp cùng màu nhạt, màu sáng nên kết hợp với màu sáng… Ví dụ, quần jeans xanh nước biển đi kèm với áo phông màu xanh denim tông nhạt hơn, hoặc bộ suit màu navy đi kèm sơ mi màu chambray đều là lựa chọn thanh lịch bạn nên tham khảo.

Cách phối màu quần áo 2

Kết hợp màu sắc tương phản

Cách phối áo khoác đồng phục nam đẹp không thể thiếu đi phương pháp kết hợp các màu đối diện nhau trên bánh xe. Khi phối hợp cùng nhau, chúng tạo nên sự tương phản táo bạo và ngay lập tức thu hút sự chú ý. Cụ thể hơn, màu tương phản sẽ có sắc thái đối lập, làm nổi bật lẫn nhau. Ví dụ đỏ với xanh lá, xanh dương với cam, tím với vàng… Nguyên tắc chung sẽ là kết hợp một gam màu tối với một gam màu sáng. Tuy nhiên cách kết hợp này đòi hỏi phải thật tinh tế, nếu không bạn sẽ thành thảm họa thời trang đó.

Cách phối màu quần áo 3

Kết hợp theo hình tam giác

Đây là ba màu sắc tạo thành hình tam giác trên bánh xe màu sắc. Kết hợp màu sắc trang phục theo lối này sẽ tạo cảm giác khác lạ nhưng vẫn cân bằng cho bộ trang phục. Bạn có thể biến tấu thêm thành lối kết hợp theo hình tứ giác (4 màu).

Cách phối màu quần áo 4

Cách phối màu quần áo nam theo chất liệu

Áo sơ mi trắng

Áo sơ mi trắng có thể ăn nhập với mọi trang phục, phù hợp với mọi hoàn cảnh. Với sơ mi trắng, bạn có thể mạnh dạn kết hợp với chiếc cà vạt hoa sáng màu. Hoặc khi trời se lạnh, hãy khoác thêm chiếc áo len mỏng, cổ chữ V, màu xanh lam bên ngoài. Đảm bảo bạn sẽ trông rất thu hút và tinh tế trong lối ăn mặc đấy.

Áo thun

Áo thun trơn cổ tròn màu đen, xanh, trắng… đều phù hợp quần jeans dài hoặc jeans shorts cho nam, mang đến phong cách khỏe khoắn và năng động khi xuống phố. Khi đi làm, một chiếc áo phông có cổ, màu trung tính, kết hợp giày tây, quần âu vẫn rất hiện đại.

Cách phối màu quần áo nữ đẹp

Cũng tương tự như nam, cách phối màu quần áo nữ đẹp cần tôn trọng nguyên tắc bảng màu. Ngoài ra, nữ giới cần quan tâm thêm đến sắc tố da khi chọn phục trang. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, da bạn trở nên đỏ và rát thì bạn là người có tông da lạnh và nếu da bạn chuyển màu nâu đỏ thì bạn thuộc tông da ấm. Ngoài ra, nếu bạn hợp với trang sức ánh kim trắng, bạc thì bạn có tông da lạnh. Nếu hợp trang sức vàng thì bạn thuộc tông da ấm. Và nếu bạn hợp cả hai loại trên thì bạn thuộc tông trung tính.

Cách phối màu quần áo theo sắc tố da

Tông da lạnh

Sắc tố da lạnh thích hợp trang phục màu lạnh như xanh lá, xanh biển, tím… Bạn nên chọn màu sắc nhạt, nghiêng về tông lạnh, tránh chọn màu chói lóa, sặc sỡ sẽ tạo ra sự tương phản quá đà với sắc tố da, khiến bạn trông trở nên nhợt nhạt hơn.

Cách phối màu quần áo 5

Tông da trung tính

Sắc tố da trung tính phù hợp với mọi gam màu từ trầm lạnh đến nóng ấm. Tuy nhiên, bạn sẽ phù hợp nhất với các màu nhẹ nhàng như xanh ngọc, hồng đào, trắng, vàng, xanh da trời…

Cách phối màu quần áo 6

Tông da nóng

Với sắc tố da nóng, bạn sẽ phù hợp những màu ấm nóng, rực rỡ như vàng, cam, đỏ, hồng san hô… Nếu không thích các màu trên, bạn có thể chọn trắng, kem, xám…  

Cách phối màu quần áo 7

Gợi ý cách phối màu trang phục công sở cho nữ giới

Đen và trắng

Trắng - đen là những màu cơ bản được sử dụng trong môi trường công sở, đơn giản, lịch sự và chưa bao giờ lỗi thời.

Nâu và trắng

Nâu và trắng là kiểu kết hợp màu sắc nhã nhặn, ấm áp, dù không nổi bật nhưng lại phù hợp với môi trường công sở.

Xanh dương nhạt và hồng nhạt

Xanh dương nhạt và hồng nhạt tạo sự trẻ trung và thanh lịch, xua tan không khí áp lực trong môi trường công việc.

Trắng và xanh da trời

Cách phối màu rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây, mang lại phong cách chín chắn và nghiêm túc. Bài viết trên là những gợi ý về cách phối màu quần áo nam đẹp , cách phối màu quần áo nữ đẹp, cách phối màu quần áo theo bảng màu… Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chọn được phục trang ưng ý, phù hợp với phong cách cá nhân và môi trường bạn đặt chân đến.  

Nguồn bài viết: Cách Phối Màu Quần Áo Hợp Thời Trang Cho Nam Và Nữ from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Cách Giặt Áo Da Tại Nhà Không Bị Xù Lông

Bạn đang tìm cách giặt áo da không bị xù lông? Bạc thắc mắc cách giặt áo da lộn, áo da mốc gồm những bước gì? Trong bài viết sau, công ty may áo gió Khang Thịnh sẽ hướng dẫn bạn một vài phương pháp làm sạch áo da cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. 

Cách giặt áo da tại nhà đơn giản

Với cách giặt áo da tại nhà đơn giản sau, bạn có thể thực hiện với vài dụng cụ và dung dịch dễ tìm.

Trước khi giặt

- Xem kỹ để xác định loại vết bẩn trên áo, bởi mỗi vết bẩn sẽ có dung dịch và cách giặt áo da khác nhau. - Lộn trái, ngâm áo với nước ấm pha dung dịch tẩy rửa dịu nhẹ trong khoảng 15 phút để làm mềm vải. - Chuẩn bị dụng cụ giặt như bàn chải mềm, khăn mềm, dung dịch giặt dành riêng cho áo da. - Đọc kỹ hướng dẫn cách giặt áo da trên nhãn áo. Sau đây là vài ký hiệu thường gặp. Cách giặt áo da 1 Với vết bẩn bám trên bề mặt da, bạn có thể dùng lòng trắng trứng hoặc dung dịch tẩy rửa riêng cho áo da, rồi dùng bàn chải mềm chấm dung lịch đã pha cùng nước rồi chà nhẹ lên nhằm loại bỏ vết bẩn. Lưu ý chỉ nên lau sơ bề mặt áo. Nếu vết bẩn vẫn “cứng đầu” thì ngâm với dung dịch chuyên biệt, không nên dùng tay vò mạnh lên vết bẩn.

Các bước giặt áo da không bị xù lông

Cách giặt áo da bằng nước tẩy rửa

Bước 1: Pha dung dịch nước tẩy rửa với nước lạnh theo tỉ lệ 1:1 Bước 2: Dùng khăn ẩm hoặc bàn chải lông mềm chấm vào dung dịch  và chà nhẹ vết bẩn trên bề mặt áo da. Bước 3: Lộn trái áo da, ngâm với nước pha dung dịch tẩy rửa khoảng 10 đến 15 phút. Bước 4: Giặt sạch lớp lót bên trong, sấy hoặc phơi khô nơi thoáng mát.

Cách làm mới áo da bằng dầu ô liu

Bước 1: Pha hỗn hợp dầu oliu, giấm, tinh dầu với tỉ lệ 1:1:1 Bước 2: Dùng bàn chải mềm chà hỗn hợp dung dịch trên lên bề mặt áo da. Bước 3: Dùng khăn khô mềm lau sạch. Trong dầu ô liu có chứa chất tạo độ bóng, chất khử mùi hôi và ngăn chặn nấm mốc nên áo da sẽ sạch sẽ hơn và tăng độ sáng bóng.

Cách giặt áo da 2

Cách giặt áo da bằng tay

Bước 1: Lộn trái áo da, ngâm với nước pha dung dịch giặt trong khoảng 10 - 15 phút. Bước 2: Chà nhẹ bề mặt áo da bằng bàn chải mềm, khăn bông, bọt biển… để loại bỏ vết bẩn. Bước 3: Không vắt khô áo. Chỉ nên sấy hoặc phơi. Bước 4: Đánh xi chuyên dụng cho áo da.

Cách giặt áo da với máy giặt

Bước 1: Lộn trái áo da, sử dụng nước giặt phù hợp, không giặt chung các loại quần áo khác. Bước 2: Chọn chế độ giặt nhanh. Giặt bằng nước lạnh. Bước 3: Phơi hoặc sấy khô áo da.

Cách giặt áo da mốc

Cách giặt áo da mốc tương đối đơn giản, bạn chỉ cần theo sát các bước sau. Cách giặt áo da 3

Xử lý áo da mốc bằng hỗn hợp nước chanh pha muối

Bước 1:Chuẩn bị vài quả chanh tươi hoặc chanh tây. Bước 2: Đeo găng tay chống nước bảo vệ da tay. Bước 3: Pha hai muỗng cà phê muối cho hòa tan hoàn toàn với một cốc nước chanh, Bước 4: Dùng miếng bọt biển sạch hoặc vải mềm thấm dung dịch, lau lên bề mặt vải. Lau lại bằng vải thấm nước sạch rồi lau khô lần nữa, tránh để dung dịch tiếp xúc quá lâu với bề mặt áo da. Bước 5: Phơi áo nơi thoáng mát.

Xử lý áo da mốc bằng giấm

Giấm là phương pháp khá phổ biến để làm sạch nấm mốc, đặc biệt là vết mốc trên áo khoác da. Bạn cần giấm trắng, nước sạch, bàn chải và mảnh vải mềm để giặt áo da mốc bằng giấm. Bước 1: Dùng bàn chải mềm chà nhẹ lên vết mốc trên áo. Bước 2: Pha loãng giấm với nước (có thể thêm dung dịch nước chanh để tăng hiệu quả). Bước 3: Làm ẩm mảnh vải mềm bằng dung dịch, lau nhẹ bề mặt áo khoác da đến khi sạch vết mốc. Bước 4: Phơi áo vài giờ ở nơi thoáng mát.

Xử lý áo da mốc bằng hóa chất chuyên dụng

Trước khi xử lý áo da bằng cách sử dụng chất diệt nấm mốc, hãy liên lạc với nhà sản xuất hoặc người bán áo da để xác định phương pháp này có phù hợp không. Đảm bảo sử dụng găng tay bảo hộ bởi hóa chất có thể làm bỏng tay, ảnh hưởng đến làn da.

Cách bảo quản áo da không bị mốc

Áo da bị mốc không chỉ làm mất vẻ đẹp bên ngoài mà còn gây mùi khó chịu, xuất hiện bào tử nấm mốc xâm nhập cơ thể gây ho, khó thở… Vì vậy, mới mua về, bạn hãy thoa một lớp dung dịch dưỡng da lên mặt áo và xịt dung dịch chống thấm để giữ áo bền lâu. Duy trì ít nhất mỗi năm một lần. Trên đây là hướng dẫn cách giặt áo da lộn đơn giản tại nhà và cách làm sạch áo da mốc. Lưu ý là dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn cũng cần xem xét kỹ tình trạng áo khoác da đẹp, hoặc hỏi ý kiến nơi bán để có cách xử lý tối ưu nhất.  

Nguồn bài viết: Cách Giặt Áo Da Tại Nhà Không Bị Xù Lông from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Các Loại Sợi Dệt Phổ Biến Trong Ngành May Mặc

Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại sợi dệt với đa dạng tính chất và giá thành. Để giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất khi mua vải hoặc đặt may quần áo thời trang, chúng tôi xin gửi đến bạn cách phân biệt các loại sợi dệt phổ biến tại Việt Nam.

Sợi dệt là gì?

Sợi dệt được tạo ra từ các loại xơ dệt bằng phương pháp se, xoắn và dính kết các xơ với nhau. Xơ có dạng mảnh, mềm, dễ uốn, kích thước chiều ngang nhỏ và kích thước chiều dài thì do quá trình gia công quyết định.

Phân loại các loại sợi dệt

Vải cotton

Vải cotton được dệt từ sợi bông của cây bông vải, có khả năng hút ẩm cao, thấm hút mồ hôi tốt, thân thiện với da người, không gây dị ứng, mặc thấy thoáng mát trong khí hậu oi bức nhiệt đới. Vải cotton 2 Vải cotton được ứng dụng trong trang phục mùa hè, áo thun công sở, trang phục bảo hộ lao động, trang phục quân đội, quần áo trẻ em, người già, người bệnh. Bên cạnh đó còn thích hợp để may chăn mền, áo gối, khăn tay, khăn tắm, khăn bàn, giày vải… Nhiệt độ thích hợp để ủi vải cotton là 180 - 200 độ C. Nên giặt bằng xà phòng kiềm và cất giữ ở nơi khô ráo.

Vải lụa

Vải lụa là cái tên không thể thiếu trong danh sách các loại sợi dệt, được dệt từ tơ của kén tằm và được tôn vinh là “nữ hoàng của ngành dệt” với đặc tính mịn, mỏng, nhẹ, chất vải sáng, hút ẩm tốt, cách nhiệt tốt nên mặc mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.

Các loại sợi dệt vải lụa

Tuy nhiên, vải lụa chịu nhiệt kém, ánh nắng và mồ hôi sẽ làm tơ mục, dễ co rút, kém bền với chất kiềm như bột giặt. Lụa đem đốt có mùi khét như tóc cháy.

Lụa tơ tằm dùng để may áo dài, váy dạ hội, lễ phục, áo quần cao cấp. Nhiệt độ ủi vải lụa thích hợp là 140 - 150 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao thì tơ mất độ bóng. Khi phơi, không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào vải.

Len

Các loại sợi dệt ở Việt Nam không thể thiếu len. Len được dệt từ sợi thu từ lông cừu, dê, lạc đà… Cách sản xuất len là dùng dụng cụ quay các sợi lông lại với nhau hoặc bện lại. Chất lượng len được quyết định bởi đường kính sợi, quá trình uốn, màu sắc… Các loại sợi dệt len Len giữ nhiệt tốt, nhẹ, ít nhăn, ít co giãn nhưng lại dễ bị vi khuẩn, nấm mốc phá hủy và kém bền với kiềm. Len bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và các loại sợi tổng hợp khác. Vải len dùng để may trang phục mặc ấm như áo khoác, áo măng tô, chăn, mũ len, khăn choàng cổ, vớ, găng tay… Khi giặt len, tránh dùng nước nóng và nên dùng xà phòng trung tính. Phơi ở nơi râm mát, thoáng gió.

Vải dệt từ sợi nhân tạo viscose

Sợi viscose làm từ nguyên liệu có hàm lượng cellulose cao như tre, gỗ nứa với đặc tính yếu hơn, bóng hơn và thân có hình trụ tròn hơn vải cotton. Đặc điểm loại vải này là bề mặt mềm mại, bóng, hút ẩm tốt, dễ nhàu, hay bị co rút, phản ứng nhanh với dung dịch kiềm đặc lạnh hay loãng nóng.

Các loại sợi Viscosate

Vải dệt từ sợi nhân tạo viscose được dùng làm vải lót cho quần áo cao cấp như veston. Nhiệt độ ủi thích hợp là 130 - 140 độ C. Nên giặt với xà phòng thường, không ngâm lâu, không vắt mạnh tay, nên phơi ở bóng râm.

Vải polyamide

Vải dệt từ sợi tổng hợp polyamide (PA) có nguyên liệu ban đầu là than đá, dầu mỏ, khí đốt. Ưu điểm là nhẹ, khó bắt bụi, bền ma sát, bền vi khuẩn, đàn hồi tốt, phơi mau khô. Nhược điểm là hút ẩm kém, khó thoát khí, dễ bị giòn nếu phơi nắng quá lâu, chịu nhiệt kém. Các loại sợi dệt Polyamide Chất liệu này dùng để lót áo jacket. Nên ủi ở nhiệt độ từ 120 - 150 độ C. Không giặt bằng nước nóng quá 40 độ C.

Vải sợi acetate

Vải sợi acetate là lụa nhân tạo, sản xuất từ tre, gỗ, nứa… với mặt vải mịn màng giống lụa thiên nhiên. Chất vải ít nhăn, ít thấm nước nhưng có độ bền kém, dễ bị phá hủy bởi axit. Các loại sợi dệt Acetate Vải sợi acetate thường được dùng may áo sơ mi, váy đầm, vải may cà vạt, đồ lót phụ nữ… Nên tránh dùng bột giặt có độ kiềm cao với loại vải này. Chỉ nên giặt bằng nước ấm và ủi mặt trong của quần áo khi còn ẩm.

Vải dệt từ sợi tổng hợp polyester

Vải PE có nguyên liệu ban đầu là khí đốt, than đá, dầu mỏ. Ưu điểm chất liệu này là độ bền cao, bền ánh sáng và nhiệt độ, giữ form quần áo tốt, giữ nếp lâu, chống vết bẩn tốt, dễ nhuộm màu. Vải polyester 1 Nhược điểm lớn nhất của vải PE là mặc nóng. Ứng dụng thường thấy của vải PE là sản xuất gối, chăn, áo khoác, túi ngủ, áo thun… khi có pha thêm cotton, tạo cảm giác mát mẻ hơn. Nên ủi vải PE ở nhiệt độ từ 150 - 170 độ C và giặt ở nước thấp hơn 40 độ C. Nhìn chung, các loại sợi dệt hiện có trên thị trường rất đa dạng với nhiều chức năng khác nhau. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích khi chọn mua vải may mặc.  

Nguồn bài viết: Các Loại Sợi Dệt Phổ Biến Trong Ngành May Mặc from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Cao Duy Linh – Tam Lập

Tôi hoàn toàn hài lòng và bị thuyết phục bởi dịch vụ tuyệt vời mà công ty may mặc Khang Thịnh mang đến. Chúng tôi không chỉ nhận được sản phẩm bền đẹp, chất lượng, đúng yêu cầu mà còn nhận được sự tận tâm, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên tư vấn, đội ngũ công nhân lành nghề      

Nguồn bài viết: Cao Duy Linh – Tam Lập from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Đàm Quốc Cường – Sagota

Đã nhiều năm lựa chọn và đồng hành với dịch vụ may mặc Khang Thịnh, chúng tôi hoàn toàn hài lòng về chất lượng sản phẩm của công ty. Các mẫu áo khoác, áo gió được thiết kế và may đo tại công ty Khang Thịnh luôn nhận được phản hồi tốt từ đội ngũ nhân viên tại công ty chúng tôi.    

Nguồn bài viết: Đàm Quốc Cường – Sagota from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Vải cotton là gì? Vải cotton có nhăn không?

Cotton là chất liệu phổ biến ứng dụng trong may mặc, có thể đan, dệt với độ dày, mịn, phù hợp với hầu hết các loại trang phục. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu vải cotton là gì, vải cotton có nhăn không, cách phân loại vải cotton… 

Vải cotton là gì?

Vải cotton là sợi vải tổng hợp với nguyên liệu chính là sợi bông từ cây bông vải, kết hợp thêm với các chất hóa học khác tạo thành (bông chiếm phần lớn). Cotton là chất liệu vải được nhiều người ưa chuộng vì phù hợp với hầu hết mọi vóc dáng và thích nghi tốt trong đa phần môi trường thời tiết.

Vải cotton 1

Phân loại và giá thành vải cotton 

100% cotton

100% cotton là chất liệu vải “nguyên chất”, không pha thêm bất kỳ thành phần nào, chỉ qua xử lý hóa chất để chống mốc và chống mục. Cotton 100% thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Chất liệu này tương đối cứng và có giá thành cao, dao động từ 150.000 và 190.000 đồng/kg, tùy theo màu sắc.

Cotton 65/35 (CVC)

Cotton CVC là sự kết hợp của hai loại sợi cotton và PE theo tỉ lệ 65% cotton và 35% PE. Loại vải này có đặc tính là độ bền khá cao, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Giá cả cotton 65/35 rẻ hơn cotton 100%. Song so với các loại vải khác trên thị trường cũng tương đối đắt, do cotton chiếm tỷ lệ khá lớn. Giá 1kg vải cotton CVC khoảng 120.000 - 150.000 đồng.

Cotton 35/65 (Tixi)

Cotton Tixi là sự kết hợp của 35% cotton và 65% PE, có độ mềm mại và độ “đứng” vừa phải. Đây là chất liệu được sử dụng nhiều để may áo thun. Với tỷ lệ cotton thấp hơn nên giá thành của loại vải này cũng không giá đắt đỏ, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng, dao động chỉ tầm 100.000 đồng.

Vải cotton 2

Cotton lụa

Bạn thắc mắc vải cotton lụa là gì? Cotton lụa là loại vải tổng hợp từ cotton thiên nhiên và sợi tơ tằm hảo hạng. Tỉ lệ cotton/lụa tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất. Thông thường tỉ lệ hoàn hảo nhất là 90% cotton và 10% lụa.

Cotton nhung

Cotton nhung là sự kết hợp của cotton và nhung, đem đến bề mặt mềm mịn, ít nhăn, ít xù lông, khó phai màu… Khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt và giúp làm mát cơ thể nhanh chóng trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, giá thành của cotton nhung lại tương đối cao.

Cotton pha spandex

Cotton khi pha với sợi spandex tạo ra chất liệu co giãn tốt, màu sắc phong phú, thấm hút tuyệt vời, bền màu và có khả năng kháng khuẩn.

Cotton satin

Thực chất cotton satin là loại vải cotton truyền thống nhưng được dệt theo kiểu satin. Trong quá trình sản xuất, người ta sẽ kết hợp độ láng bóng của satin và độ thông thoáng của cotton. Loại vải này không bị nhăn, nhàu khi vò, giặt, thấm hút tốt, thân thiện với làn da người dùng nên được dùng may gối, chăn, ga.

Cách nhận biết vải cotton 

Nhận biết bằng mắt thường 

Cotton 100% khi chạm tay vào có cảm giác mềm mịn, mát, khi vò dễ nhàu. Vải thun pha bóng đẹp, thớ vải đều, khi vò khó nhàu.

Nhận biết bằng cách đốt 

Cotton 100% khi đốt có mùi gỗ. Vải pha PE khi đốt có mùi nhựa khét, vón cục một phần.

Nhận biết bằng độ thấm nước 

Cotton 100% thấm nước rất nhanh và đều cả bề mặt. Vải pha có độ thấm nước chậm, không đều bề mặt vải.

Ưu và nhược điểm của vải cotton 

Ưu điểm

- Mang lại cảm giác thông thoáng, thoải mái cho người mặc bởi thấm hút tốt. - Độ bền cao, giặt nhanh khô, có thể sử dụng chất tẩy rửa. - Giá thành vải cotton rẻ hơn so với các loại vải có pha sợi khác.

Nhược điểm

Giá thành cotton 100% khá cao nên không thật sự phù hợp với túi tiền của mọi người.

Vải cotton 3

Cách vệ sinh, bảo quản vải cotton 

Không ngâm trong xà phòng quá lâu

Nếu ngâm quá lâu, màu của vải dễ bị phai màu. Vì thế, không nên ngâm vải cotton quá lâu.

Phân loại trước khi giặt

Nên phân loại trang phục từ vải cotton trắng ra giặt riêng. Tránh giặt vải cotton trắng với các quần áo đậm màu khác, dễ làm hỏng trang phục của bạn.

Không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh

Cần sử dụng loại bột giặt có độ pH trung tính. Dùng hóa chất quá mạnh sẽ làm giảm độ bền của vải, nhanh mục, màu loang lổ.

Tránh phơi nơi nắng gắt 

Nên phơi vải cotton ở nơi thoáng mát để đảm bảo độ bền trang phục. Kết thúc bài viết về vải cotton là gì, ứng dụng của vải cotton, cách bảo quản vải cotton… hi vọng bạn sẽ chọn được loại vải cotton phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình.  

Nguồn bài viết: Vải cotton là gì? Vải cotton có nhăn không? from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Vải dù là gì? Vải dù chống thấm nước tốt không?

Vải dù là gì? Vải dù may áo khoác tốt không? Vải dù 2 lớp dùng để làm gì? Để được giải đáp những thắc mắc trên, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết ngắn sau đây.

Vải dù là gì?

Còn được gọi với cái tên khác là vải chống nước, vải dù thường được kết hợp từ hai loại chất liệu trở lên, thông thường sẽ là cotton, polyester, nylon hoặc tơ nhân tạo. Loại vải dù này đã qua xử lý nhằm tạo khả năng chống thấm nước. Vải dù tiếng Anh là nylon parachute fabric. Vào năm 1836, Charles Macintosh đã thiết kế chiếc áo khoác ngoài kết hợp từ vải và cao su. Đây chính là chất liệu chính dùng để sản xuất áo mưa ngày nay. Vải dù 1 Vải dù xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1980. Thời gian đầu, vải dù được phân bố tại khu vực Chợ Lớn (Sài Gòn), Huế và Hà Nội và chủ yếu dùng làm ô nhỏ cầm tay, sau đó phát triển thành ô lớn để che chắn ngoài trời hoặc làm sự kiện.

Phân loại vải dù

Vải dù trên thị trường phân thành ba loại: 210T, 420T và 650T được sản xuất theo công nghệ hiện đại với hai mặt tráng Uli và PU. Cách phân loại này giúp người không chuyên về vải dù có thể phân biệt được và chọn mua đúng với mục đích sử dụng.

Vải dù 210T

Kết cầu bằng sợi vải đúc dạng 210T, dùng để che mưa nắng ở diện tích nhỏ tầm 25 mét vuông. Màu sắc vải dù 210T rất đa dạng từ đỏ, cam, vàng đến xanh lá, trắng…

Vải dù 420T

Làm từ vải sợi đúc dạng 420T, có tráng phủ PU đều lên bề mặt vải, thích hợp để che chắn mưa nắng, chịu được lực gió mạnh. Màu sắc gồm xanh dương, xanh lá, đỏ, cam, vàng…

Vải dù 650T

Vải dù 650T là dòng sản phẩm cao cấp được cấu tạo bằng sợi vải đúc dưới dạng 650T với lớp tráng Uli trên từng kẽ của sợi vải. Loại vải này được dùng nhiều trong các resort, khách sạn 5 sao hoặc sử dụng ngoài trời liên tục. Màu sắc tương tự như vải dù 420T tráng PU. Vải dù 2

Ưu điểm của vải dù

Độ bền cao

Vải dù có độ bền cao, dùng hàng năm trời vẫn ít bị nhàu nhĩ hay xuống cấp như các loại vải khác. Ưu điểm này của vải dù đã được nhiều người dùng kiểm chứng.

Chống thấm tốt

Vải dù chống thấm nước rất tốt, kể cả khi trời mưa to hay tiếp xúc lâu với nước mưa vẫn không bị thấm nước. Vì vậy, nhiều khách hàng đã chọn vải dù để may các phục trang chống thấm.

An toàn cho sức khỏe

Vải dù được kiểm nghiệm không chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Tiện lợi

Vải dù may áo khoác có thể gấp dễ dàng, không bị in vết hằn hay nhăn. Vải dù dễ giặt và mau khô nên hạn chế tình trạng ẩm mốc.

Giá cả phải chăng

Giá vải dù có đắt hơn một chút so với những sản phẩm khác từ nhựa PVC, nhưng lại đảm bảo độ bền và tính an toàn cho người dùng. So với vải tráng cao su thì vải dù chống thấm nước rẻ hơn, phù hợp với túi tiền phần đông người Việt. Vải dù 3

Ứng dụng của vải dù

Với những đặc tính nổi trội như không thấm nước, chịu được áp suất của nước, độ bền cao… nên được nhiều doanh nghiệp sử dụng để sản xuất giày, giỏ xách, balo, áo mưa, ô dù nhỏ, ô dù lớn che sự kiện, quần áo trượt tuyết, võng… Vải dù 2 lớp có lớp thứ nhất là vải thông thường và lớp thứ hai là lớp tráng nhựa chống thấm nước. Vải dù 2 lớp được sử dụng phổ biến trong sản xuất ô dù cầm tay do chống mưa và ánh nắng cực tốt.

Cách bảo quản, vệ sinh vải dù

- Nên giặt tay để vệ sinh vải dù - Nên sử dụng các loại bột giặt dịu nhẹ, tránh để chất hóa học mạnh làm hỏng chất lượng vải - Nếu vải dù dính vết bẩn thì nên dùng băng dính để loại bỏ Trên đây là bài viết về vải dù may áo khoác, vải dù 2 lớp… Để chọn vải dù chất lượng, bạn cần chọn mua ở những cơ sở uy tín, tránh lãng phí tiền.

Nguồn bài viết: Vải dù là gì? Vải dù chống thấm nước tốt không? from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Vải dù là gì? Vải dù chống thấm nước tốt không?

Vải dù là gì? Vải dù may áo khoác tốt không? Vải dù 2 lớp dùng để làm gì? Để được giải đáp những thắc mắc trên, chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết ngắn sau đây.

Vải dù là gì?

Còn được gọi với cái tên khác là vải chống nước, vải dù thường được kết hợp từ hai loại chất liệu trở lên, thông thường sẽ là cotton, polyester, nylon hoặc tơ nhân tạo. Loại vải dù này đã qua xử lý nhằm tạo khả năng chống thấm nước. Vải dù tiếng Anh là nylon parachute fabric. Vào năm 1836, Charles Macintosh đã thiết kế chiếc áo khoác ngoài kết hợp từ vải và cao su. Đây chính là chất liệu chính dùng để sản xuất áo mưa ngày nay. Vải dù 1 Vải dù xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1980. Thời gian đầu, vải dù được phân bố tại khu vực Chợ Lớn (Sài Gòn), Huế và Hà Nội và chủ yếu dùng làm ô nhỏ cầm tay, sau đó phát triển thành ô lớn để che chắn ngoài trời hoặc làm sự kiện.

Phân loại vải dù

Vải dù trên thị trường phân thành ba loại: 210T, 420T và 650T được sản xuất theo công nghệ hiện đại với hai mặt tráng Uli và PU. Cách phân loại này giúp người không chuyên về vải dù có thể phân biệt được và chọn mua đúng với mục đích sử dụng.

Vải dù 210T

Kết cầu bằng sợi vải đúc dạng 210T, dùng để che mưa nắng ở diện tích nhỏ tầm 25 mét vuông. Màu sắc vải dù 210T rất đa dạng từ đỏ, cam, vàng đến xanh lá, trắng…

Vải dù 420T

Làm từ vải sợi đúc dạng 420T, có tráng phủ PU đều lên bề mặt vải, thích hợp để che chắn mưa nắng, chịu được lực gió mạnh. Màu sắc gồm xanh dương, xanh lá, đỏ, cam, vàng…

Vải dù 650T

Vải dù 650T là dòng sản phẩm cao cấp được cấu tạo bằng sợi vải đúc dưới dạng 650T với lớp tráng Uli trên từng kẽ của sợi vải. Loại vải này được dùng nhiều trong các resort, khách sạn 5 sao hoặc sử dụng ngoài trời liên tục. Màu sắc tương tự như vải dù 420T tráng PU. Vải dù 2

Ưu điểm của vải dù

Độ bền cao

Vải dù có độ bền cao, dùng hàng năm trời vẫn ít bị nhàu nhĩ hay xuống cấp như các loại vải khác. Ưu điểm này của vải dù đã được nhiều người dùng kiểm chứng.

Chống thấm tốt

Vải dù chống thấm nước rất tốt, kể cả khi trời mưa to hay tiếp xúc lâu với nước mưa vẫn không bị thấm nước. Vì vậy, nhiều khách hàng đã chọn vải dù để may các phục trang chống thấm.

An toàn cho sức khỏe

Vải dù được kiểm nghiệm không chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Tiện lợi

Vải dù may áo khoác có thể gấp dễ dàng, không bị in vết hằn hay nhăn. Vải dù dễ giặt và mau khô nên hạn chế tình trạng ẩm mốc.

Giá cả phải chăng

Giá vải dù có đắt hơn một chút so với những sản phẩm khác từ nhựa PVC, nhưng lại đảm bảo độ bền và tính an toàn cho người dùng. So với vải tráng cao su thì vải dù chống thấm nước rẻ hơn, phù hợp với túi tiền phần đông người Việt. Vải dù 3

Ứng dụng của vải dù

Với những đặc tính nổi trội như không thấm nước, chịu được áp suất của nước, độ bền cao… nên được nhiều doanh nghiệp sử dụng để sản xuất giày, giỏ xách, balo, áo mưa, ô dù nhỏ, ô dù lớn che sự kiện, quần áo trượt tuyết, võng… Vải dù 2 lớp có lớp thứ nhất là vải thông thường và lớp thứ hai là lớp tráng nhựa chống thấm nước. Vải dù 2 lớp được sử dụng phổ biến trong sản xuất ô dù cầm tay do chống mưa và ánh nắng cực tốt.

Cách bảo quản, vệ sinh vải dù

- Nên giặt tay để vệ sinh vải dù - Nên sử dụng các loại bột giặt dịu nhẹ, tránh để chất hóa học mạnh làm hỏng chất lượng vải - Nếu vải dù dính vết bẩn thì nên dùng băng dính để loại bỏ Trên đây là bài viết về vải dù may áo khoác, vải dù 2 lớp… Để chọn vải dù chất lượng, bạn cần chọn mua ở những cơ sở uy tín, tránh lãng phí tiền.  

Nguồn bài viết: Vải dù là gì? Vải dù chống thấm nước tốt không? from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Vải nỉ là gì? Vải nỉ có bị xù lông không?

Vải nỉ may áo khoác là loại vải quen thuộc bạn thường nghe đến. Loại vải này ít bị lỗi mốt và được ứng dụng rộng rãi trong thời trang cho cả người lớn và trẻ em. Vậy vải nỉ là gì? Vải nỉ có bị xù lông không? Làm sạch vải nỉ thế nào? Chúng ta sẽ cùng giải đáp trong bài viết sau đây.

Vải nỉ là gì?

Vải nỉ 1 Vải nỉ là chất liệu làm từ vải và len dùng để làm quần áo. Vải nỉ không phải hàng dệt mà được thành hình bằng cách ép sợi thành lớp mỏng. Có nhiều loại vải nỉ khác nhau, dùng trong đa dạng ngành nghề như kỹ thuật, may mặc. Có một số loại nỉ rất mềm, có loại thì đủ cứng để tạo thành cấu trúc vật liệu. Vải nỉ khác nhau về màu sắc, kích thước, mật độ và nhiều yếu tố khác tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

Ứng dụng của vải nỉ

Vải nỉ được dùng nhiều để may quần áo (đặc biệt vải nỉ may áo khoác), chăn gối, vỏ bọc ghế, móc chìa khóa, thảm, lớp áo bên trong của phi hành gia, đồ lặn, đồ leo núi… Ở phương Tây rất chuộng sản phẩm chăn ga và quần áo cho em bé làm từ vải nỉ. Ứng dụng của vải nỉ

Ưu điểm của vải nỉ

Mềm mại, ấm áp

Vải nỉ đem lại sự mềm mại và ấm áp cho người mặc, thậm chí ấm hơn nhiều loại len, cotton và vải bông nhờ có lớp lông ngắn, mịn. Vải nỉ do có khả năng giữ ấm nên thường được dùng làm áo khoác giữ nhiệt khi trời trở lạnh.

Dùng được cả hai mặt

Ưu điểm thứ hai của vải nỉ đó là có thể dùng cả hai mặt do cấu trúc hai mặt song song của vải. Nếu may áo, bạn có thể thay đổi và mặc được cả hai mặt.

Nhẹ, nhanh khô

Vải nỉ khi giặt sẽ nhanh khô hơn so với len và vải bông nên thích hợp với những vùng khí hậu mùa đông sương muối hoặc có mưa phùn ở nước ta. Sản phẩm may mặc từ vải nỉ có trọng lượng nhẹ nên mặc rất thoải mái.

Màu sắc đa dạng

Vải nỉ có bảng màu và họa tiết phong phú, tha hồ để bạn lựa chọn.

Giá rẻ

Vải nỉ được đánh giá là có mức giá khá hợp lý với thu nhập người tiêu dùng Việt Nam.

Nhược điểm của vải nỉ

Dễ thấm nước

Vải nỉ hút nước rất tốt nhưng đó lại là hạn chế của vải nỉ nếu bạn có ý định sử dụng vải nỉ để may trang phục đi dưới trời mưa hoặc đặt ở nơi ẩm ướt.

Dễ bẩn

Vải nỉ là chất liệu dễ dính bẩn và không thể lau nếu bị dính bẩn. Chính điều này gây bất lợi cho người dùng.

Nóng, bí

Vải nỉ may áo khoác có đặc tính nóng, bí nên thích hợp khi dùng cho mùa lạnh, hạn chế dùng để may trang phục mùa hè Vải nỉ 3

Phân loại vải nỉ

Vải nỉ thường

Vải nỉ thường mỏng nhưng có độ co giãn tốt, có thể xù lông nhẹ và thường sử dụng để làm móc chìa khóa, may gối… Giá thành vải nỉ thường có giá mềm và màu sắc phong phú.

Vải nỉ Hàn Quốc

Nếu bạn thắc mắc vải nỉ có bị xù lông không thì nên chọn vải nỉ Hàn Quốc. Vải nỉ Hàn Quốc hạn chế xù lông với độ co giãn vừa phải, lại rất mềm mại. Loại này đa dạng màu sắc và thường dùng làm gối ôm, gấu bông…

Vải nỉ da cá

Vải nỉ da cá được làm từ 65% sợi polyester và 35% sợi bông tự nhiên, có hai lớp dày, độ co giãn cao, thấm hút tốt, có thể in chữ nổi. Do giữ ấm cơ thể tốt nên nỉ da cá thích hợp để may áo khoác mặc trời lạnh.

Cách phân biệt vải nỉ thật

Quan sát bằng mắt

Nếu nhìn thật kỹ bề mặt miếng vải có lớp sợi lông ngắn, mềm mượt thì đó là vải nỉ tốt.

Cảm nhận bằng tay

Khi sờ bằng tay, bạn cảm nhận sự mềm mịn, ấm áp từ vải.

Cách vệ sinh và bảo quản vải nỉ

Các bước làm sạch vải nỉ

- Ngâm sản phẩm trong nước xà phòng khoảng 20 - 30 phút. Tùy vào độ bẩn mà pha nước xà phòng đặc hay loãng. - Sau khi ngâm, dùng tay bóp chỗ bẩn nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh vì sản phẩm sẽ xù lông nếu chà quá mạnh tay. - Xả nước cho đến khi sạch xà phòng. Không nên cuốn, vắt sản phẩm như quần áo thông thường mà bóp nhẹ để nước chảy. - Đối với sản phẩm nhồi bông thì ngâm trong nước thêm khoảng 15 - 20 phút để xà bông còn dính trên vải tan hết.

Cách làm mới vải nỉ

Nếu không may làm vải xù lông, bạn có thể dùng kéo nhỏ, sắc (tốt nhất là kéo cắt chỉ) để khéo léo cắt đi những chỗ xù trên vải và đừng cắt quá sâu kẻo cắt trúng chỉ. Trên đây là thông tin về vải nỉ và ứng dụng của chúng trong cuộc sống hằng ngày. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho bạn khi chọn mua các sản phẩm từ vải nỉ.  

Nguồn bài viết: Vải nỉ là gì? Vải nỉ có bị xù lông không? from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Vải polyester là gì? So sánh vải polyester và cotton

Từ trước đến nay, mọi người thường chuộng các loại vải có nguồn gốc thiên nhiên như cotton, tơ tằm… tuy nhiên lại khó bảo quản, giá thành lại đắt. Do đó, các nhà sản xuất cho ra đời loại sợi nhân tạo có tính ứng dụng cao hơn - polyester. Vậy vải polyester là gì? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau. 

Vải polyester là gì?

Về cấu tạo, vải polyester là loại vải tổng hợp có thành phần đặc trưng là ethylene (nguồn gốc chính từ dầu mỏ). Để tạo ra sợi polyester, nhà sản xuất tiến hành phản ứng hóa học giữa rượu và axit. Nhiều phân tử kết hợp ngẫu nhiên với nhau để tạo thành phân tử lớn hơn có cấu trúc tương đồng. Quá trình tạo ra sợi polyester tổng hợp hoàn chỉnh gọi là quá trình trùng hợp.

Vải polyester 1

Ngày nay, sợi polyester được phân thành hai loại chính: Polythylene Terephthalate (PET) và Poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene Terephthalate (PCDT). PET được sử dụng phổ biến vì độ bền cao, có thể sử dụng độc lập hoặc pha trộn với các loại vải khác nhằm kháng khuẩn và chống nhăn tốt hơn.

Cách nhận biết vải polyester

Khi biết định nghĩa vải polyester là gì, bạn nên biết cách nhận biết vải polyester như sau:

Dùng giác quan

Bề mặt vải trơn bóng và mượt với các sợi được dệt rất đều nên khi gấp hoặc vò sẽ có nếp gấp, nếp nhăn.

Dùng nhiệt học

Khi đốt rất khó cháy. Nếu cháy sẽ có khói đen, không vón cục hay để lại tro.

Dùng nước

Nhỏ nước lên bề mặt sẽ không thấm mà giọt nước đọng lại trên bề mặt.

So sánh vải polyester và cotton

Bạn thắc mắc sự khác nhau giữa vải polyester và vải cotton? Loại vải nào tốt hơn? Dưới đây là đáp án cho câu hỏi của bạn.

Thành phần

Sợi bông cotton chứa polymer cellulose. Các sợi bông này có lỗ rỗng nằm ở giữa, dọc theo chiều dài sợi bông được gọi là lumen. Khi lỗ rỗng mở ra, sợi tơ khô và lumen bị tiêu hủy, giúp các sợi tơ xoắn lại như hình dạng chiếc ống hút bị hút hết không khí. Còn polyester có nguồn gốc từ dầu, có thể đun chảy và cấu tạo lại. Khi bị đun nóng, polymer nóng chảy bị ép qua các lỗ nhỏ trên máy ép. Ở phía ngoài máy nhuộm, các sợi filament đông lại. Kích thước và hình dạng của lỗ trên máy tạo ra hình dạng và đường kính của sợi. Các sợi này là polymer rắn và không rỗng bên trong. Vải polyester 2

Đặc tính

Cotton êm ái, thoáng khí, bền và có khả năng phân lý sinh học. Trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng, cotton có khả năng phục hồi độ ẩm tự nhiên lên đến 8,5%. Chất ẩm thoát ra khỏi sợi tơ giúp giảm độ ẩm giữa vải và cơ thể, tạo cảm giác mát mẻ cho người mặc. Còn polyester rất kháng nước. Khả năng khôi phục độ ẩm tự nhiên chỉ 0,4% ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng. Do đó, vải polyester không thấm hút mồ hôi và gây cảm giác khó chịu cho người mặc.

Vải polyester có tốt không?

Ưu điểm vải polyester

Kháng nước tốt

Do hút ẩm kém nên polyester thường được dùng để làm những vật dụng có khả năng chống nước cao như túi ngủ, lều bạt, áo khoác…

Chống nhăn tốt

Vải polyester có chống nhắn không? Câu trả lời là có. Dù giặt trong thời gian dài thì vải cũng khó bị nhăn hay biến dạng. Vì thế, bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo bị giãn hay mất form dáng.

Dễ vệ sinh

Với bề mặt sáng bóng, vải polyester chống bụi bẩn rất tốt, khó hấp thụ chất bẩn nên dễ vệ sinh. Vải polyester 3

Dễ nhuộm màu

Vải polyester có khả năng nhuộm màu ấn tượng, màu sắc lên đậm và chuẩn màu. Ngoài ra, vải còn giữ màu cực tốt nên sau khi giặt thời gian dài sẽ không sợ bị phai màu hoặc ngấm màu sang những loại vải khác.

Giá rẻ

Vải polyester có nguyên liệu sản xuất thấp và quá trình chế tạo không quá phức tạp nên giá thành phải chăng, phù hợp nhiều phân khúc khách hàng.

Nhược điểm vải polyester

Polyester có độ dày cao và trọng lượng lớn. Vì thế, trang phục may từ vải polyester sẽ gây cảm giác thô cứng, bí bách. Để khắc phục, nhà sản xuất thường pha thêm vải thiên nhiên có độ mềm mại hơn như cotton để tạo cảm giác thông thoáng, thoải mái hơn.

Ứng dụng của vải polyester

- Ô dù, quần áo mưa, lều bạt - Chăn ga gối đệm, vải bọc nội thất - Quần áo thể thao tạo cảm giác thoải mái khi tập luyện - Rèm cửa, dây thừng công nghiệp

Cách bảo quản vải polyester

Vải polyester không khó để bảo quản. Bạn có thể giặt bằng tay hoặc máy đều được. Khi giặt nên thêm nước xả vải để tạo độ mềm mại. Tuy nhiên, không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc chế độ giặt quá mạnh vì sẽ làm giảm độ bền của vả Trên đây là bài viết vải polyester là gì, cách nhận biết vải polyester, so sánh vải cotton và polyester, vải polyester có tốt không… Để hiểu rõ hơn đặc tính của nhiều loại vải phổ biến khác, hãy đón đọc những bài viết bổ ích sau nhé.  

Nguồn bài viết: Vải polyester là gì? So sánh vải polyester và cotton from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Vải nylon là gì? Cách nhận biết, ứng dụng vải nylon

Trong những loại vải được sử dụng phổ biến hiện nay, không thể không nhắc đến vải nylon với giá thành rẻ và chất lượng tốt. Bài viết sau sẽ định nghĩa vải nylon là gì và cách nhận biết vải nylon

Vải nylon là gì? 

Vải nylon là loại vải tổng hợp, được điều chế từ hóa chất dầu mỏ và than đá. Nylon có tên gọi khác là polyamide, được chế tạo ra từ các hóa chất trong phản ứng carbon trong than và dầu thô ở môi trường áp suất cao và được làm nóng ở nhiệt độ cao. Phản ứng tạo ra nylon là phản ứng trùng hợp ngưng tụ để tạo ra loại polymer lớn dưới dạng một tấm nylon.

Vải nylon là gì 1

Lịch sử phát triển vải nylon

Vào năm 1935, sợi vải nylon lần đầu được sản xuất bởi công ty Du Pont (Hoa Kỳ). Đến năm 1938, công ty này có bằng sáng chế sợi vải nylon.Vải nylon ban đầu được tạo ra để thay thế cho lụa vốn đang khan hiếm trong Thế chiến thứ 2. Sau đó thì vải nylon được ứng dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực sản xuất quần áo, thảm… Đến năm 1940 thì “cơn sốt” vớ (bít tất) bằng vải nylon bùng nổ, khiến đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Chỉ sau một năm xuất hiện đã có 64 triệu đôi tất từ vải nylon được tiêu thụ.Cho đến nay, vải nylon đã trở thành nguyên liệu phổ biến ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đặc điểm vải nylon

Ưu điểm vải nylon

Độ giãn cao

Ưu điểm của nylon là khả năng co giãn cực tốt nên sản phẩm từ vải nylon dễ khôi phục trạng thái ban đầu, không nhăn dù bị kéo giãn.

Chống nấm mốc

Vải nylon có tính năng kháng lại tác nhân gây hại như nấm mốc, giúp bảo vệ sức khỏe người dùng một cách tốt nhất.

Độ bền chắc

Vải nylon có khả năng bền nhiệt, chống trầy xước và chống mài mòn.

Nhanh khô

Do nhanh khô, chịu được nước, không bị phân hủy bởi nước biển nên vải nylon thích hợp để sản xuất đồ bơi.

Dễ nhuộm màu

Vải nylon dễ chấp nhận thuốc nhuộm axit nên đạt được màu sáng hơn so với các loại vải tổng hợp khác. Vì thế, nó cực kỳ đa dạng về màu sắc, bền màu và đạt tính thẩm mỹ cao đối với thị hiếu người dùng.

Tính thẩm mỹ tốt

Với bề mặt sáng bóng và nhẵn mịn nên vải nylon đem lại tính thẩm mỹ cao cho các sản phẩm. Đặc biệt chất liệu này cũng dễ định hình thành những sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu khắt khe từ phía người dùng.

Vải nylon là gì 2

Trọng lượng nhẹ

Do có trọng lượng nhẹ, giữ ấm tốt, ngăn gió và khí lạnh xâm nhập cơ thể nên vải nylon phù hợp để may lớp áo khoác ngoài cùng.

Nhược điểm vải nylon

- Do khả năng hút ẩm kém nên tránh mặc trang phục thể thao làm từ nylon dưới trời nắng nóng. - Mặc dù chống nhăn nhưng nếu sử dụng thời gian dài vẫn bị xuất hiện nếp nhăn ở những nơi cử động nhiều như đầu gối, khuỷu tay… - Vải nylon không có khả năng phân hủy sinh học nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Không chỉ vậy, quá trình sản xuất cũng thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính. - Bề mặt vải có độ bóng, bắt sáng nên nhìn bằng mắt thường khó phân biệt với lụa, satin nhưng khi chạm bằng tay thì vải nylon không mềm mượt và sang trọng như hai loại kia.

Cách nhận biết vải nylon

- Bề mặt mịn, bắt sáng, bóng - Khi gập, xoắn, vò thì ít nhăn và trở về trạng thái ban đầu nhanh chóng - Không thấm nước hoặc thấm chậm nếu đổ vài giọt nước lên bề mặt - Người mặc vải nylon trong môi trường nóng bức dễ bí hơi, bết dính bề mặt da - Khi đốt một mảnh vải nylon nhỏ thì có mùi khét của nhựa, khói đen, không có tro và vón cục lại khi nguội.

Ứng dụng của vải nylon

- Đồ bơi, đồ lặn - Găng tay, áo gió, áo choàng, khẩu trang - Balo, áo khoác mặc đi đường dài, giày leo núi - Lều, tấm bạt, dây cáp, áo mưa - Sợi bàn chải đánh răng, sợi vợt cầu lông, thảm lót sàn, lưới đánh cá, dây đàn ghita

Ứng dụng của vải nylon

Cách bảo quản vải nylon

- Nên giặt tay vải nylon thay vì giặt máy - Khi giặt nên dùng bột giặt trung tính dịu nhẹ, tránh chất tẩy rửa mạnh làm hỏng vải - Không nên vò quá mạnh - Khi phơi, nên treo sản phẩm lên móc để tự khô ở nơi khô thoáng, tránh khu vực có ánh nắng trực tiếp - Bảo quản vải nylon ở khu vực thoáng mát để kéo dài tuổi thọ

Giá vải nylon trên thị trường

Vải nylon có giá thành khá rẻ so với các loại vải khác trên thị trường. Với vải nylon chất lượng bình thường, bạn có thể mua từ 10.000 - 15.000 đồng/mét hoặc 40.000 - 50.000 đồng/kg trong các chợ vải. Những mặt hàng khác có chất lượng cao hơn, được pha thêm sợi tự nhiên thì giá sẽ cao hơn nhưng nhìn chung vẫn không quá đắt đỏ. Chúng ta vừa kết thúc bài viết về vải nylon là gì, vải nylon có tốt không, ứng dụng vải nylon trong cuộc sống… Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo để có thêm kiến thức cần thiết về các loại vải trong may mặc bạn nhé.    

Nguồn bài viết: Vải nylon là gì? Cách nhận biết, ứng dụng vải nylon from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

Vải bố là gì? Ưu và nhược điểm của vải bố

Vải bố là một trong những chất liệu lâu đời và sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang may mặc và gia dụng. Để hiểu chính xác vải bố là gì, vải bố có tốt không, có thấm nước không… mời bạn cùng tham khảo bài viết ngắn sau về loại vải này.

Vải bố là gì?

Xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XIII tại châu Âu, vải bố còn được gọi với cái tên khác là vải canvas, lành tính và không có chất độc hại. Vải bố được làm từ những sợi cotton đan xen, bề mặt thô chắc, được sử dụng nhiều để làm lều bạt, balo hoặc các mặt hàng đòi hỏi sự chắc chắn. Gam màu chủ đạo của vải bố thường là nâu (gam màu từ đậm đến nhạt). Vải bố là gì 1 Vải bố được dệt từ sợi gai dầu. Cây gai dầu từ xa xưa đã được người Trung Quốc sử dụng để tạo vải và dây thừng. Vào năm 1500 TCN, người Ấn Độ sử dụng bông dệt cùng sợi gai dầu.

Cách nhận biết vải bố

Nhận biết bằng mắt

Do được dệt từ sợi gai dầu nên khi chưa qua sơ chế, chất vải sẽ rất thô cứng, nhìn bằng mắt là thấy ngay. Khi sờ vào, bề mặt không mềm mại như những chất liệu khác.

Nhận biết vải khi đốt

Đối với vải bố được dệt từ sợi tổng hợp thì khi đốt sẽ toát ra mùi nhựa, khi cháy bị vón cục, không có tro.

Vải bố có tốt không? Có nên sử dụng vải bố?

Sau khi biết vải bố là gì, ta sẽ tìm hiểu một vài đặc tính nổi bật của vải bố.

Ưu điểm của vải bố

Chống nước, chống gió

Bạn thắc mắc vải bố có thấm nước không? Song song với việc được dệt rất chặt thì nhờ vào phương pháp xử lý chống thấm ở cuối quá trình sản xuất nên vải bố có độ chống thấm vượt trội. Trong nhiều trường hợp, vải bố còn đủ tiêu chuẩn để sử dụng như vật liệu chế tạo buồm do có khả năng chống gió hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý vải bố bình thường không chống nước được, đổ nước vào thì thấm từ từ. Khi thêm lớp PVC, PU thì vải bố sẽ chống nước cực tốt.

Độ bền chắc cao

Vải bố có độ bền và chắc chắn cao, không dễ bị rách hoặc mục nát. Do đó, nó được ứng dụng nhiều để làm túi xách mang đồ nặng, khi đi du lịch… Vải bố là gì 2

Giữ màu

Vải bố giữ màu nhuộm rất tốt. Ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt, vải bố vẫn giữ độ phai ở mức tối thiểu.

Giá thành rẻ

Mức chi phí cho vải canvas khá rẻ, tiết kiệm hơn nhiều so với các chất liệu khác nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, thời trang.

Bảo vệ môi trường

Vải bố không chỉ bền, nhẹ mà còn bảo vệ môi trường (do có gốc 100% cotton và có thể tái sử dụng) nên là lựa chọn hợp lý cho các công ty, cửa hàng phục vụ hoạt động kinh doanh và cuộc sống hằng ngày.

Tính ứng dụng cao

Do đa dạng màu sắc và gọn nhẹ nên được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống thường nhật. Vải bố là gì 3

Nhược điểm của vải bố

Do có khả năng thấm hút tốt nên tuổi thọ vải bố không cao. Vải bố cũng không chịu được những vật sắc nhọn hoặc có tải trọng quá lớn. Bên cạnh đó, chất vải khá dày nên loại vải này lâu khô hơn các loại vải khác.

Phân biệt các loại vải bố trên thị trường

Vải bố từ sợi gai dầu

Đây là loại có nhiều ưu điểm về mặt vật lý như độ bền cao nhất, chịu nhiệt tốt nhất, chống ẩm mốc đáng kinh ngạc… Tuy nhiên lại thiếu đi sự mềm mại nên chủ yếu được làm tấm bạt.

Vải bố dệt từ cotton

Loại này được kết hợp với sợi bông, có giá thành rẻ, độ bền tốt, được sử dụng chủ yếu trong thiết kế thời trang, mau mặc.

Vải bố dệt từ lanh

Nguyên liệu dệt vải lanh có thể dệt thành vải bố nhưng giá thành thường cao hơn 2 – 3 lần so với vải cotton.

Vải bố dệt từ sợi tổng hợp (polyester, nylon)

Loại vải này có độ bền cao nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng.

Những sản phẩm được làm từ vải bố

- Túi xách, balo, cặp đeo chéo… - Thiệp mời, tranh ảnh trang trí treo tường… - Giày thể thao - Vải bọc ghế sofa, vỏ bọc gối… - Rèm cửa, khăn trải bàn… - Ví đựng tiền, bóp đựng bút… - Kẹp tóc - Lều, bạt, băng rôn… - Túi đóng gói, vận chuyển thực phẩm như khoai tây, các loại hạt, đậu… - Túi đóng gói, vận chuyển cát, xi măng… và bảo dưỡng bê tông

Giá thành và nơi mua vải bố

Hiện nay, vải bố có giá thành cao hơn một chút so với vải thông thường nhưng lại rẻ hơn nhiều so với các loại vải dùng cho thời trang cao cấp. Giá thành dao động từ 70.000 – 100.000 ở các chợ và tầm 20.000 – 50.000 nếu mua tận xưởng, tùy theo phân loại và màu sắc. Để chọn được vải bố chất lượng, giá rẻ, bạn nên mua ở cơ sở uy tín như chợ vải, xưởng sản xuất để vải đạt chất lượng. Hiện các cơ sở sản xuất cũng cung cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn gia công sản phẩm vải bố và được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nên bạn có thể yên tâm hơn. Trên đây là những thông tin chi tiết về vải bố là gì và vải bố có tốt không. Hi vọng bạn đã có được kiến thức cần thiết khi cân nhắc sử dụng chất liệu này.  

Nguồn bài viết: Vải bố là gì? Ưu và nhược điểm của vải bố from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9

Vải oxford là gì? Vải oxford có bền không?

Vải Oxford là loại vải phổ biến dùng trong may túi xách, balo… tại Việt Nam những năm gần đây. Để hiểu rõ hơn vải Oxford là gì, vải Oxford có bền không, vải Oxford chống thấm nước tốt không… mời bạn cùng tham khảo bài viết chi tiết sau. 

Vải Oxford là gì? 

Vải Oxford là loại vải dệt từ sợi bông nguyên chất, sau này được pha trộn giữa sợi tổng hợp và sợi bông. Trên thị trường, vải Oxford còn được gọi bằng cái tên khác là vải Kate Ford, được sử dụng chủ yếu để may áo sơ mi, váy, đầm đạt tính thẩm mỹ cao và chất lượng tuyệt hảo. Vải oxford là gì 1 Vải Oxford khởi nguồn từ Anh từ những năm 80. Tên gọi xuất phát từ tên một trường đại học nổi tiếng tại quốc gia này. Vải Oxford chỉ mới được du nhập vào Việt Nam gần đây nhưng dưới bàn tay tài hoa của những người thợ may, vải Oxford dần len lỏi vào nhiều cửa hàng may mặc dành cho đa dạng đối tượng.

Phân loại vải Oxford 

Nhờ công nghệ phát triển, ngày nay vải Oxford được chế tạo thành nhiều loại khác nhau tùy vào thành phần. Nếu xét về cấu tạo sợi vải thì chia thành hai loại: Oxford 65/35 (65% polyester và 35% cotton) và Oxford 83/17 (83% polyester và 13% cotton). Còn nếu xét về lớp phủ thì vải Oxford chia thành các loại phủ như PU, PE, PA, PVC…

Vải Oxford có bền không? 

Sau khi cùng định nghĩa vải Oxford là gì, chúng ta sẽ cùng giải đáp vải Oxford có bền không thông qua một vài đặc trưng của chất liệu này.

Hút ẩm tốt 

Vải Oxford sở hữu tính năng hút ẩm tốt hơn các loại vải khác. Chính vì vậy, vải Oxford được ứng dụng nhiều trong may mặc như áo sơ mi, balo, túi xách, váy… giúp người dùng thoải mái, tự tin khi sử dụng mà không lo ngại vấn đề đổ mồ hôi hay độ ẩm cao từ môi trường gây hại đến trang phục. Vì thế, vải Oxford chống thấm nước là chất liệu lý tưởng để may quần áo.

Độ bền cao 

Vải Oxford được chia làm nhiều phân khúc khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng. Nếu dùng trong may mặc thì vải có độ bền thấp hơn so với dùng để may balo, túi xách (do vải Oxford may balo được phủ một lớp PVC chất lượng, tăng tuổi thọ sử dụng lên đáng kể).

Chống nấm mốc 

Vải Oxford được mệnh danh là “kẻ thù của nấm mốc”. Đặc biệt khi các sản phẩm như túi xách, balo, cặp được phủ thêm lớp PVC, PE hoặc PU thì càng phát huy tối đa tác dụng.

Vải oxford là gì 2 

Nhược điểm của vải Oxford ‘

Nếu đã biết thế mạnh vải Oxford là gì, chúng ta sẽ hé lộ tiếp những nhược điểm ở vải Oxford. Vải Oxford được tạo ra bởi các sợi nhân tạo, dẫn tới quá trình sản xuất này thải ra chất độc hại cho môi trường. Vải Oxford cũng không thể tự phân hủy mà tồn tại trong môi trường rất nhiều năm. Đặc biệt, vải Oxford khá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trực tiếp nên bạn cần hạn chế di chuyển ở những nơi nóng nực hoặc để bề mặt vải tiếp xúc nơi có nhiệt độ quá cao.

Ứng dụng của vải Oxford

Khi biết vải Oxford có bền không, có tốt không, chúng ta sẽ bước tiếp đến ứng dụng của vải Oxford. Với đặc tính sẵn có, vải Oxford được ứng dụng trong may quần áo, chế tác phụ kiện thời trang, túi xách… đặc biệt là balo, cặp đựng laptop cho cả nam và nữ đều rất hợp thời trang và gọn nhẹ.

Vải oxford là gì 3

Sự khác biệt giữa vải Oxford 600D, 420D và 210D  là gì?

D là viết tắt của Denier (thước đo độ dày sợi). Trước chữ D có số càng lớn thì sợi càng dày.

Giá thành 

Giá vải Oxford 600D đắt hơn Oxford 420D và 219D. Trước chữ D có số càng lớn thì giá càng đắt.

Độ bền chắc 

Do D là đại diện cho độ dày của sợi nên trước D có số càng lớn thì độ bền chắc của vải Oxford càng cao.

Nguyên liệu 

- Vải Oxford 600D: Sợi Polyester DTY300D sử dụng cho sợi dọc và sợi ngang. - Vải Oxford 420D: Sợi dọc làm từ sợi nylon rỗng, sợi ngang làm từ sợi nylon 160D. - Vải Oxford 210D: Polyester FDY150D/36F dùng cho sợi dọc và sợi ngang.

Ưu điểm 

- Vải Oxford 600D: Chống nước tốt, rất bền và sờ vào rất mềm tay. - Vải Oxford 420D: Độ rủ tốt, chống thấm nước, không phai màu, không biến dạng. - Vải Oxford 210D: Kết cấu nhẹ, chống thấm tốt, chống cháy. Trên đây là những thông tin chi tiết về vải Oxford và những ưu, nhược điểm của vải Oxford. Chúc bạn chọn được chất liệu ưng ý, phù hợp với mục tiêu sử dụng của mình.  

Nguồn bài viết: Vải oxford là gì? Vải oxford có bền không? from Công ty may áo gió đồng phục Khang Thịnh https://bit.ly/2W0RlA9